Chi bộ Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng với Hành trình “Tìm về địa chỉ đỏ” năm 2023
A+ | A | A-
Ngày đăng: 27/04/2023
Hướng tới kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2023) và kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2023), chiều ngày 20/4/2023 Chi bộ Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng tổ chức hành trình “Tìm về địa chỉ đỏ” thăm di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải

     Hướng tới kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2023) và kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2023), chiều ngày 20/4/2023 Chi bộ Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng tổ chức hành trình “Tìm về địa chỉ đỏ” thăm di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Đoàn đi có đồng chí Phạm Thị Oanh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm cùng toàn thể đảng viên trong chi bộ, đặc biệt có sự tham dự của các đồng chí đảng viên là người có công cách mạng đang được phụng dưỡng tại Trung tâm.


Ảnh: Đảng viên Chi bộ Trung tâm chụp hình lưu niệm tại Thành Điện Hải

     Tại đây
, Đoàn được nghe thuyết minh về quá trình hình thành, những nét đẹp văn hoá, sự kiện, lịch sử, giá trị đặc biệt của di tích này. Năm 2017, Thành Điện Hải được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, là di tích hiếm hoi còn sót lại từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lưc nước ta giữa thế kỷ XIX. Đây là biu tượng về lòng yêu nưc, đức hy sinh của mọi người dân Việt Nam, trong đó có ngưi Đà Nẵng. Thành Điện Hải được khởi công từ năm Gia Long thứ 12 (1813), ở gần bờ biển. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), thành được dời vào sâu hơn (ở vị trí như bây gi) và được xây kiên cố bằng gạch  theo kiểu thành Vauban của châu Âu.


Ảnh:
Đảng viên Chi bộ nghe thuyết minh về Văn hóa biển và cảng biển Đà Nẵng


     Bảo tàng Đà Nng được xây dựng bên trong khuôn viên của di tích thành Điện Hải, với hơn 2.500 tư liệu, hình ảnh được sắp đặt khoa học và logic, Bảo tàng Đà Nng đã tái hiện lại lịch sử và thu nhỏ lại không gian thành phố. Bảo tàng có rất nhiều hiện vật phong phú, sinh động về các phong trào đấu tranh cách mạng của quân dân Đà Nẵng và về chứng tích chiến tranh của lính Mỹ tại Đà Nẵng. Phần trưng bày này không chỉ khắc họa quá khứ hào hùng nhưng cũng đy đau thương mất mát của quân dân Đà Nẵng trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do mà hơn hết nó là lời cáo trạng đanh thép về những tội ác dã man mà lính Mỹ đã gieo rắc trên đt nước Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

     Trong hành trình “Tìm về
địa chỉ đỏ”, đảng viên Chi bộ đã thành kính dâng hương, dâng hoa tại ợng đài Nguyễn Tri Phương. Cảm nhận về hành trình chuyến đi, đồng chí Huỳnh Đăng Chúc, đảng viên Chi bộ Trung tâm được tặng Huy hiệu 70 năm tuổi đảng, là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học chia sẻ: “Tôi tham gia cách mạng từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở Đà Nẵng cũng rất lâu rồi nhưng hôm nay mới biết thành phố Đà Nẵng có di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Đây là chuyến đi rất có ý nghĩa, qua đó giáo dục cho đảng viên trong chi bộ, nhất là đảng viên trẻ hiểu biết nhiều hơn về văn hoá, sự kiện lịch sử của Đà Nẵng, sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc”.


Ảnh:
Đ/c Huỳnh Đăng Chúc và đ/c Nguyễn Thị Nhung, đảng viên là người có công cách mạng 
chụp hình l
ưu niệm tại Bảo Tàng- Thành Điện Hải

     Hành trình là dịp
để tuyên truyền, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử địa phương trong toàn thể đảng viên chi bộ, từ đó rút ra bài học cho mỗi đảng viên, tự rèn luyện bản thân để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, phụng dưỡng người có công cách mạng./.

Tin ảnh: Trung tâm PDNCCCM


Tin cùng chuyên mục

Chung nhan Tin Nhiem Mang