Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động
A+ | A | A-
Ngày đăng: 28/09/2022
Ngày 21/9/2022, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển thành phố trong từng giai đoạn

     Ngày 21/9/2022, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển thành phố trong từng giai đoạn.

     
Theo đó,
Kế hoạch đặt mục tiêu cơ bản đến năm 2025 bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thành phố; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ quốc gia; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 61%. Thu hút từ 30 - 35% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thông gỉáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.

     Đồng thời, ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương tr
ình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại. Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia. Phấn đấu có 1 trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; có 7 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 1 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.

     
Mục ti
êu cơ bản đến năm 2030, tập trung nâng cao chất luợng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia; có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc gia; trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 64%. Thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thông giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.

     Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương tr
ình đào tạo các ngành, nghê trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại. Phấn đấu khoảng 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia. Phấn đấu có 2 trường chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, một trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; có 10 đến 15 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 2-3 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong khu vực ASEAN-4.

     
Tầm nhìn
đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao; Đà Nẵng trở thành địa phương phát triển về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.

     UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và X
ã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Kế hoạch. Đánh giá sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND thành phố.

     
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ tr
ì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung tại Kế hoạch này và Kế hoạch số 7048/KH-UBND ngày 17/10/2019 của UBND thành phố về triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” thực hiện Quyết định số 522/QĐ- TTg ngày 14/-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp.

     Sở Kế hoạch và Đầu tư hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị liên quan, tham mưu UBND thành phố lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm
vụ liên quan công tác giáo dục nghề nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở khả năng cân đối vốn, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố thực hiện kế hoạch theo tiến độ hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định. Phối hợp với đơn vị liên quan khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

     
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cung cấp thô
ng tin kịp thời cho các cơ quan báo chí, địa phương trên địa bàn thành phố về việc thực hiện Kế hoạch Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông về nội dung của Quyết định số 2239/QĐ-TTg, Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.

     
Các sở,
ban, ngành các tổ chức, đơn vị liên quan căn cứ nội dung của Kế hoạch này triển khai thực hiện phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị mình, bảo đảm thực hiện hiệu quả những nội dung của Kế hoạch, Đồng thời, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án... trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

     
UBND các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng các chương tr
ình, kể hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 5 năm và hằng năm để phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đồng thời bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước. Tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình dự án tiêu dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

     Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, căn cứ nội đung của Kế hoạch này, tổ chức các chương tr
ình, kể hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 5 năm, hàng nằm để triển khai thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện./.

Tin: Văn phòng Sở

Tin cùng chuyên mục

Chung nhan Tin Nhiem Mang