Tổng kết mô hình hỗ trợ tư vấn và kết nối dịch vụ điều trị nghiện ma túy
A+ | A | A-
Ngày đăng: 26/12/2021
Ngày 21/12/2021, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ tư vấn và dịch vụ điều trị nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021


     Ngày 21/12/2021, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ tư vấn và dịch vụ điều trị nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021. Tham dự Hội nghị có ông Trần Công Nguyên - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bà Phạm Thị Sen - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội quận và lãnh đạo UBND, cán bộ chuyên trách TNXH, công an, trạm y tế 06 phường; cơ sở methadone thành phố Đà Nẵng.

     Qua gần 03 năm triển khai thực hiện, với sự phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn từ Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI); Đà Nẵng đã triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ tư vấn và kết nối dịch vụ điều trị nghiện tại 06 phường (Hải Châu II, Vĩnh Trung, Bình Thuận, Thuận Phước, Thanh Khê Đông, Tam Thuận) đã thu hút sự tham gia của 283 đối tượng; trong đó bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là 95 người; đang cai nghiện tại gia đình, cộng đồng là 64 người; đang chấp hành quản lý sau cai 124 người. Trên cơ sở báo cáo đánh giá số đối tượng tiến bộ của các địa phương là 213 người, chiếm tỷ lệ (75,27%); số đối tượng chưa tiến bộ là 63 người chiếm tỷ lệ (22,6%). Từ số liệu phân tích trên cho thấy việc triển khai thí điểm mô hình đã được sự quan tâm của UBND thành phố và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể nên công tác triển khai mô hình khá thuận lợi và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đã có tác động tích cực trong việc giảm tỷ lệ người sử dụng, người nghiện ma túy trong cộng đồng, tạo điều kiện để họ được gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm kiểm soát bản thân; được tư vấn, động viên, từ bỏ ma túy, từng bước vượt qua mặc cảm để hòa nhập cộng đồng; được hỗ trợ sinh kế, ổn định cuộc sống.



     Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đại biểu tham dự Hội nghị tham gia tham luận nêu những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai mô hình thí điểm tại địa phương: Năm 2020 - 2021, do tình hình Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, các địa phương tập trung toàn bộ nhân lực vào công tác phòng, chống dịch, nên việc tổ chức các hoạt động triển khai tại địa phương còn chậm, chưa đạt được như mong muốn; tâm lý người tham gia cai nghiện còn gặp nhiều rào cản, sợ kỳ thị, chưa mạnh dạn tham gia vào mô hình; đội ngũ cán bộ xã phường hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm, không thường trực do vậy việc bám sát mô hình cũng như bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ tham gia mô hình chưa đạt được mục tiêu đề ra; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho mô hình chưa được đầu tư (một số phường còn thiếu máy tính), việc đưa người sử dụng ma túy vào tham gia mô hình để thực hiện chuyển gửi còn nhiều vướng mắc, một số trường hợp nghiện ma túy có nhiều tiền án, tiền sự … nên quá trình sàng lọc gặp nhiều khó khăn…

     Mô hình hỗ trợ tư vấn và kết nối điều trị nghiện tại cộng đồng đã đem lại hiệu quả thiết thực và mang tính nhân văn, đây là hình thức đối tượng tham gia vừa được hỗ trợ, kết nối, tư vấn các các dịch vụ để thực hiện biện pháp cai nghiện vừa có thể chung sống cùng gia đình, nhận được sự động viên, khích lệ từ người thân, là động lực và quyết tâm cai nghiện thành công, góp phần giảm tải cho các cơ sở cai nghiện ma túy tập trung và tăng cường công tác hỗ trợ các dịch vụ cai nghiện tại cộng đồng. Do đó, việc triển khai mô hình như hiện nay là cần thiết để các đối tượng sử dụng ma túy, cai nghiện ma túy có điều kiện tiếp cận các dịch vụ, hỗ trợ giới thiệu việc làm, tư vấn pháp lý./. 

Tin, ảnh: Huyền Chi
 

Tin cùng chuyên mục

Chung nhan Tin Nhiem Mang